- Sapa  
     
  - Vịnh Hạ Long  
     
  - Phong Nha  
     
  - Huế  
     
  - Hội An  
     
  - Mỹ Sơn  
     
  - Nha Trang  
     
  - Mũi Né  
     
  - ĐBS Cửu Long  
     
   
    
   
 
 
Visitor: 352533
   
   
  Mỹ Sơn  
  Vị trí: Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 70km về phía tây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10km về phía tây trong một thung lũng kín đáo.
Ðặc điểm: Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva - Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa.

 
 
   
 
Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quãng Nam cách thành phố Đà Nẵng 70km về phía tây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10km về phía tây trong một thung lũng kín đáo. Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – Đấng bảo hộ của dòng vua Chămpa.
Những dòng chữ ghi trên tấm bia sớm nhất ở Mỹ Sơn, có niên đại khoảng thế kỷ  thứ 4 cho biết vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền để dâng cúng vua thần Siva- Bhadrarman. Hơn hai thế kỷ sau đó, ngôi đền đầu tiên đuợc xây dựng bằng gỗ đã bị thiêu huỷ trong trận hoả hoạn lớn.
Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambuhuvarman đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ. Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của vương quốc Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadravarman, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vao cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.
Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris và được nghiên cứu tiếp tục bởi nhiều kiến trúc sư kiêm khảo cổ lớn trên thế giới thông qua những bia ký và lịch sử nhiều triều đại xưa cho thấy Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suốt từ cuối thế kỷ 4 đến thế kỷ 15. bằng vật liệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc độc đáo, liên hoàn:  Đền chính thờ Linga-yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy hoàng của văn hoá kiến trúc Chămpa cũng như Đông Nam Á.
Phần lớn các tác phẩm điêu khắc ở Mỹ Sơn đã được người Pháp thu gom về Đà Nẵng vào những năm đầu thế kỷ 20 và được trưng bày tại bảo tàng Chàm. Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới tháng 12 năm 1999.